Đền Và còn có tên gọi khác là Đông Cung nay thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Đây Là nơi thờ Tam vị đức thánh Tản, sắc phong Tam vị Quốc chúa thượng đẳng thần, là Đệ nhất phúc thần Tản Viên, hay còn gọi là Nam thiên thần tổ – vị tổ của bách thần ở phương Nam – cũng là vị thần đứng đầu Tứ bất tử (tức Sơn Tinh, tức Tản Viên Sơn thánh) và hai người em thúc bá là Cao Sơn (Sùng công) và Quý Minh (Hiển công).
Đền Và còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như: Sắc phong của các triều đại, các đồ tế tự (trong đó có hai cây đèn đá thời Lê) và đặc biệt là những tấm ván gỗ khắc văn thơ của các danh sĩ như: Nguyễn Khản, Nguyễn Thiện Kế, Trần Lê Nhân… khiến cho không gian thiêng và không gian văn hóa ở đây hòa quyện vào nhau, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Đoài.
Cuộc sống ngày càng hiện đại khi các thiết bị công nghệ ngày càng thông mình và bạn đang đắm chìm trong những thứ gọi là công nghệ đó không thể xa rời chúng hoặc bạn là dân văn phòng và phải ngồi trong phòng suốt ngày nhưng vẫn muốn được hít thở không khí trong lành ở ngoài kia mà không rời xa căn phòng của bạn. Bạn sẽ cảm thấy bản thân mình may mắn khi đọc được tin này, tại Hoàng Nguyên Green đang mở bán các loại cây để bàn https://hoangnguyengreen.com/danh-muc/cay-de-ban-p43
đẹp nhưng giá thành thì lại phù hợp với học sinh, sinh viên và các bạn đang làm công việc văn phòng. Vây thì còn chần chờ gì mà không đến ngay Hoàng Nguyên Green ngay bây giờ
Xuân Thu nhị kỳ, lễ hội đền Và được tổ chức một năm hai lần vào các ngày từ 13 đến 15 tháng Giêng và từ 14 đến 15 tháng Chín (âm lịch). Ba năm một lần, vào các năm: Tí, Ngọ, Mão, Dậu, tổ chức đại hội.
Lễ hội Rằm tháng Giêng ở đền Và là lễ hội của một vùng. Những năm đại hội có sự tham gia của tám làng thuộc ba huyện của hai tỉnh là các làng: Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, Mai Trai, Đạm Trai (thuộc xã Trung Hưng huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây; nay thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây), Phù Sa, Phú Nhi (trước kia là Bần Nhi, thuộc tổng Cam Giá Thịnh, huyện Phúc Lộc, tỉnh Sơn Tây; nay thuộc xã Viên Sơn, thị sã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây) và Di Bình (thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).
Bắt đầu từ sáng ngày 13 tháng Giêng, mọi công việc chuẩn bị cho lễ hội như trang hoàng, bày biện ở trong và quanh khu vực đền đã được làng Vân Gia sở tại hoàn tất. Buổi chiều, các thôn cho người rước kiệu và lễ vật của thôn mình về tập trung trước sân đền. Sang giờ Tí ngày 14, tám thôn tổ chức tế phụng nghênh.
Đội hình ban tế gồm 16 cụ: Một chủ tế, 2 bồi tế, 1 đông xướng, 1 tây xướng, 1 cờ, 1 trống khẩu, 1 dẫn chúc, 1 đọc chúc và 7 người tiến lễ do các thôn cử ra; song theo quy định, ghế chủ tế phải thuộc về Vân Gia; 2 bồi tế thì một là Phù Sa, một là Di Bình. Sở dĩ có sự đặc cách ấy (và những quyền lợi khác, đặc biệt là với 2 thôn Vân Gia và Phù Sa, sẽ nói sau 2 thonh boheo quy d ) theo các cụ ở đây là bởi những lý do sau:
Đền nằm trên đất Vân Gia. Là dân sở tại, thôn Vân Gia phải có trách nhiệm lo cắt cử người trông nom, quét dọn và đèn hương hàng ngày ở đền cũng như trong những dịp lễ hội, nên việc dành cho Vân Gia một số quyền lợi là lẽ đương nhiên. Sau đó là Phù Sa, vì thôn này có công lớn trong việc công đức làm nhà tiền tế và là thôn có phần đất mà muốn sang đền Dội (ở thôn Di Bình bên kia sông) bắt buộc đoàn rước phải đi qua.