Các lễ hội chùa đầu năm gần Hà Nội

Đầu năm truyền thống đi lễ chùa cầu may mắn không còn quá xa lạ với người Việt Nam. Vậy trong những ngày đầu năm bạn đã tìm được những địa điểm nào cho dịp lễ đầu năm chưa? Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu các lễ lội chùa đầu năm gần Hà Nội.

1. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh – lễ hội chùa đầu năm gần Hà Nội

14 tháng Giêng, Lễ hội đền Thượng, đền Trung, đền Hạ tưởng nhớ công đức của Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) – vị thánh đứng đầu trong “Tứ bất tử” theo quan niệm dân gian của người Việt đã được khai mạc trọng thể tại đền Hạ, xã Minh Quang, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Đền Thượng Ba Vì

Sau lễ tế, lễ rước thánh của nhân dân trong vùng và du khách thập phương, nhiều hoạt động văn hóa, dân gian đặc sắc như ném còn, cồng chiêng, kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy… được tổ chức. Đặc biệt, ở lễ hội không có dịch vụ bán đồ lễ, đồ chơi bạo lực, sách, báo, văn hóa phẩm không được phép lưu hành; không có người xin ăn; không có dịch vụ trông giữ xe chặt chém.

Lễ hội đền Thượng

2. Lễ hội đền Và – lễ hội chùa đầu năm gần Hà Nội

Đền Và thuộc thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Lễ hội Đền Và diễn ra xuân thu nhị kỳ: mùa xuân mở vào tháng Giêng, mùa thu mở vào tháng Chín.Hội rằm tháng giêng Hàng năm lễ hội đền Và mở vào ngày rằm tháng giêng. Cứ 3 năm thì tổ chức lễ hội lớn một lần vào các năm Tý – Mão – Ngọ – Dậu.

Lễ hội diễn ra trong một không gian rộng, được tổ chức chặt chẽ. Lễ hội bắt đầu mở từ ngày 13 tháng giêng. Dân thôn Vân Gia lên đền dọn dẹp, trang trí cờ hội. Buổi chiều dân các thôn rước cỗ kiệu của làng mình về đặt ở sân trước nhà tiền tế tại đền Và. Các cỗ kiệu xuống thuyền qua sông. Cư dân vạn chài ở trên sông tấp nập kéo tới, ghép thuyền lại thành một cầu phao lớn cùng đưa đoàn rước sang sông và họ nhập vào đoàn rước trở thành những ngư­ời đi hội. Quan niệm của dân vào ngày này vạn chài nào trên sông làm nhiều điều phúc thì Thánh Tản sẽ cho nhiều lộc lớn trong năm.

Sang ngày 15 tháng giêng, ngày chính hội là những cuộc vui chơi, tiếp đón khách thập phương đến đền Và dâng h­ương, hoa trái và viếng Đức Thánh Tản. Ngày 15 ở sân tr­ước nhà tiền tế có đấu vật. Các đô vật xứ Đoài đến vật chầu bóng Thánh, sau đó diễn trò vui vật giật giải, một thú vui đua sức, đua tài vốn rất đ­ược dân xứ Đoài hâm mộ

Lễ hội đền Và

Xem thêm: Các lễ hội ở Ba Vì Hà Nội

3. Chùa Mía

Chùa Mía là danh lam nổi tiếng xứ đoài, có hiệu là “Sùng nghiêm tự” cách thủ đô Hà Nội chừng 45km về phía Tây. Chùa được xây dựng trên một quả đồi nằm giữa làng Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Tượng Phật ở Chùa Mía không chỉ đặc sắc về hình dáng, mà còn phong phú về số lượng. Trong Chùa hiện thờ 287 tượng lớn nhỏ, gồm 6 tượng đồng, 107 tượng mộc và 174 tượng thổ. Trăm pho trăm vẻ, nhưng pho nào cũng tạo ra một kiểu dáng sống động, màu sắc chế phối hài hòa. Từ cử chỉ của ngón tay đến cài nhìn của khóe mắt, đều cho khách viếng thăm thấy được nét độc đáo phi phàm mà lại đầy vẻ từ bi hỷ xả: “Người xưa đã tạc bao nhiêu tượng, đầy vẻ từ bi dáng cứu đời.”

Chúa mía

Vừa rồi chúng tôi vừa giới thiệu cho bạn đọc những địa điểm chùa vào đầu năm, mong rằng đem lại những thông tin bổ ích cho du khách.

Quý khách có nhu cầu tổ chức du lịch đơn thuần, du lịch kết hợp teambuilding/ hội nghị/ hợp lớp/ meeting hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline: 0942 550 165 – Ms Hằng hoặc thông qua Email: dulichbavi.com.vn@gmail.com để nhận được tư vấn và nhận được dịch vụ tốt nhất.